Cảm ơn bạn đã ghé thăm trang web của Giáo Xứ Hải Sơn. Xin Chúa chúc lành cho bạn!
Tìm về quê nhà và lần theo dấu vết dòng họ Nguyễn Trường Tộ (P2)
Ngày đăng: 04/07/2023

Tìm về quê nhà và lần theo dấu vết

dòng họ Nguyễn Trường Tộ (P2) 

 

Kỳ 2: Những công trình và tư duy đi trước thời đại

 

Như đã nói ở bài trước, vì mến mộ tài năng và tâm huyết của Nguyễn Trường Tộ nên khi đi lánh nạn chống Công giáo vào cuối năm 1858, Ðức cha Gauthier Hậu đã đưa ông theo cùng vào Sài Gòn, sau đó tạo điều kiện để ông đi chu du, học hỏi, mở mang kiến thức ở nhiều nước.

Đu năm 1861, Nguyn Trường T từ nước ngoài trở về Sài Gòn với một hoài bão lớn là đem những hiểu biết thu thập được của mình để giúp đất nước canh tân, tự cường, tự lực, không phụ thuộc… Nhưng vì triều đình không có chủ trương rõ ràng, quân đội Pháp thì ngày càng thể hiện rõ ý đồ đô hộ đất nước chúng ta, ông không còn hy vọng ở giải pháp hòa đàm như từng nghĩ, nên sau một thời gian ngắn làm thông ngôn rồi đứng ra vẽ kiểu, trông coi thi công công trình tu viện và nhà nguyện thánh Phaolô Sài Gòn (sẽ đề cập chi tiết ở những kỳ sau), ông lui về, giúp quê hương một số việc và tập trung vào việc biên soạn các bản điều trần gởi lên triều đình để hiến kế phát triển, với những suy nghĩ mới mẻ, hiện đại... Và, cũng chính nhờ các bn điều trần này mà triều đình Huế biết đến khả năng và những thao thức của ông. Dầu vậy, với thái độ không dứt khoát của triều đình, cùng với sự bảo thủ, nghi kỵ, thậm chí là tư duy cũ kỹ của giới quan lại trong triều ngày ấy, những ý tưởng kiến thiết đất nước rất chiến lược và có tầm nhìn xa của ông trong các bản điều trần đã không được quan tâm đủ, thậm chí tiếp nhận với sự miễn cưỡng, ngờ vực, suy diễn một cách rất đáng tiếc. Cơ hội mở mang đất nước trong một giai đoạn lịch sử bị vuột đi (chúng tôi sẽ có một bài phân tích sâu hơn trong loạt bài này). Bây gi thì xin được bắt đầu bằng những công việc giúp dân thiết thực, gần gũi nhất của ông, khởi đi từ vốn kiến thức học được từ phương Tây và tư duy khoa học và rất nền tảng được ông áp dụng vào thực tế cuộc sống. 

*

Hôm về Xã Đoài, khi xe chạm dốc cầu kênh Sắt, những điều từng được nghe biết, đọc tìm về Nguyễn Trường Tộ trong chúng tôi bỗng thoáng chốc ùa về. Bên kia cầu là địa giới của làng Bùi Chu quê ông, con kênh Sắt này gắn liền với những giai thoại và lòng biết ơn của người dân đối với ông. Nó cũng nằm trên con đường mỗi ngày ông di chuyển từ nhà đến Tòa Giám mục Xã Đoài để học hỏi cái mới, để truyền đạt vốn Nho học, rồi cũng là để đàm đạo, trông coi xây dng giúp v giám mc s ti.

Chuyện đào kênh Sắt (kênh Gai) diễn ra năm 1866, khi Nguyễn Trường Tộ từ Huế về lưu lại quê nhà 3 tháng. Theo sử sách, con kênh này rộng gần 20m, sâu 2-3m, được đào ngót nghét đến… 800 năm, mãi mà vẫn không thành công. Số là thời nhà Lê, cụ thể là vào năm 1003, từ sông Cấm (còn gọi là sông Cửa Lò) ở Nghi Lộc, triều đình cho đào một đoạn kênh dài khoảng 27 cây số, kéo về hướng Nam, nối với sông Lam ở chỗ gần chân cầu Bến Thủy hiện nay, chạy hình vòng cung ra giữa những cánh đồng lúa đang kỳ trĩu bông, xuyên qua những vùng dân cư, để tạo nguồn nước sinh hoạt và tưới tiêu, cũng như làm đường giao thông thủy. Nhưng rồi cứ đào một đoạn lại bỏ cuộc, không xong được, do phía dưới có mỏ sắt lộ thiên, mỏ đá trầm ẩn... Rồi tới thời nhà Nguyễn, như trong cuốn “Sự tích ông Nguyễn Trường Tộ” do ông Nguyễn Trường Cửu - con trai Nguyễn Trường Tộ - viết: “Năm Tự Đức 19, Bính Dần, ngũ nguyệt, Bộ sai quan Tổng đốc Nghệ An là Hoàng Tá Viêm ra đào kênh Sắt. Người được chỉ ra trọ nơi xã Kim Khê, thì người viết thư cậy ông Tộ đi khám xem hình đất, thế đất, chỉ lối cho mà đào. Vì trước kia ông Cao Biền là quan vua Đường bên Tàu sang làm quan Bộ Hộ úy nước Nam, rồi sau đó là vua Quý Ly nhà Hồ đã cho đào vẫn không xong, vì mắc nhiều đá cuội dưới đất. Ông Tộ đi xem nói rằng: Có một khúc vì có nhiều đá lớn, như bên Tây có cốt mìn thì phá đi, ta không có nên phải tránh, rồi cân nhắc tính toán cắm nêu một hồi buổi sớm vừa xong, dân phu cứ thế mà đào thì kênh hoàn thành”. Có thể nói, với kiến thức và sự phân tích chính xác của mình, Nguyễn Trường Tộ đã có công lớn để hoàn thành một công trình dở dang từ nhiều thế hệ trước, khai thông được con đường thủy từ Sông Cấm cho tới sông Lam, xóa bỏ được Thiết Cảng - Cửa Sắt, để làm thành kênh Sắt, mà ngày nay còn gọi là kênh Gai hay kênh Nguyễn Trường Tộ. Đáng buồn là sử sách của nhà Nguyễn đã không có một dòng nào nói về sự nghiệp này.

 Nhà Tiền chủng viện GP Vinh, công trình mang dấu ấn của Nguyễn Trường Tộ

Về làng Bùi Chu, viếng lăng mộ Nguyễn Trường Tộ, dạo một vòng quanh làng, chúng tôi thật bất ngờ khi đi trên những đường ngang lối dọc được bố trí như bàn cờ, ngay đều thẳng tắp giống trong trong các đô thị, nhưng đây là một miền quê xa thuần nông. Lại ngạc nhiên hơn khi được các cụ cao niên trong làng tự hào kể, tất cả là do công lao của Nguyễn Trường Tộ. Ngay từ thế kỷ 19, ông đã giúp dân phân lối, xẻ lô thẳng hàng, khoa học trên từng con ngõ trong làng, rất quy củ. Tất nhiên, nói như ông Nguyễn Xuân Kha, một cư dân của làng : “Thời gian đi qua đã quá lâu rồi, nên không thể là những con đường hay nóc nhà nguyên trạng như ban đầu nữa, nhưng ít nhiều, sự chỉn chu đường sá, ngay thẳng nhà cửa như hiện nay trong làng là được khi s t quy hoạch ban đầu của cụ Nguyễn Trường Tộ. Dấu ấn lớn nhất có thể nhận ra là cách làm nhà, nắn đường, và quan niệm về thế đất cất nhà, về lối chọn nơi khô ráo cư trú thay vì gắn với đồng sâu như thời xưa… của người dân Bùi Chu, học được từ cụ trước kia và giữ đến bây giờ”. Nguyễn Trường Tộ cũng là người sau khi vận dụng địa lý, ước lượng độ cao so với mực nước biển, suy luận về thời tiết khí hậu…, đã hướng dn dân làng Xuân M quê ngoi mình di chuyển đi lập làng ở khu đất cao ráo, tránh được tình trạng ngập lụt hằng năm, và ổn định cho đến hôm nay.

Nhà thờ Xuân Mỹ thuộc làng Xuân Mỹ, quê ngoại của Nguyễn Trường Tộ, nơi xưa kia ông đã chọn khu đất mới cho làng định cư 

 

Một công trình khác ở Xã Đoài mà không thể không nhắc đến tên tuổi của cụ Nguyễn Trường Tộ là khu vc Nhà Chung và Tòa Giám mc Xã Đoài xưaKhu nhà được ông thiết kế và t chc xây dng theo k thut và kiến trúc phương Tâyvới sự ủy thác của Đức cha Gauthier Hậu. Ông Nguyễn Trường Cửu đã xác nhn trong cuS tích ông Nguyn Trường Tộ rng trong 3 năm cuối đời, cha mình đã dành gần như toàn bộ thời gian để làm xong công trình này. Về sau, tòa nhà được dùng làm Sở quản lý của Tòa Giám mục, rồi làm cơ sở tiền chủng viện của giáo phận Vinh. Tiếc là trong thời chiến tranh, bom đạn đã làm sập gần hết, chỉ còn hệ thống cột và nền móng, tầng trệt. Về sau được xây dựng lại theo kiểu cũ vào đầu thập niên 1970. Rồi gần đây hơn, theo linh mục Antôn Trần Đức Hà - Phó Chánh Văn phòng Tòa Giám mục Vinh - năm 2022 vừa qua, khi toàn bộ khối nhà Trung tâm Mục vụ giáo phận Vinh chuẩn bị hoàn tất, do khu nhà cũ này đã xuống cấp không còn sử dụng được nên đã được hạ giải để xây mi, bố trí cho hài hòa toàn bộ khuôn viên công trình.    

 

Kỳ sau : Những bản điều trần và sự bi kịch

 

cgvdt.vn  -  NGUYỄN MINH HẢI

 

 

You are here: Trang chủ >> Văn hóa >> Truyện - thơ